Excel tính động đất phương pháp tĩnh lực ngang tương đương

Để hiểu về bảng excel tính động đất trước tiên ta cần xem qua một số lý thuyết:


LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH PHƯƠNG PHÁP TĨNH LỰC NGANG TƯƠNG ĐƯƠNG

1.Điều kiện áp dụng phương pháp phân tích tĩnh lực ngang tương đương:

- Phương pháp phân tích này được áp dụng cho các công trình mà phản ứng của nó không chịu ảnh hưởng đáng kể bởi các dạng dao động bậc cao hơn dạng dao động cơ bản trong mỗi phương chính.

- Yêu cầu của điều này được xem là thỏa mãn nếu kết cấu công trình đáp ứng được cả hai điều kiện sau:

- Có các chu kỳ dao động cơ bản T1 theo hai phương chính có các giá trị nhỏ hơn các giá trị sau:

T1 ≤ (4.TC, 2.0s)

- Thỏa mãn những chỉ số về tính đều đặn theo mặt đứng

=> Các điều kiện trên phù hợp với nhà số tầng từ 20 tầng trở xuống.

2.Các thông số trong bảng Excel tính động đất

+ Loại nền đấtta sử dung phương pháp tra bảng 3.1, mục 3.1.2, TCVN 9386-2012 và điều kiện đặc trưng cơ lý thực tế của nền đất hiện tại

Phân tích xác định được công trình của mình nằm trong vùng có dạng nền đất như thế nào (là A, B, C, D hay E).

agR,0 : Gia tốc nền qui đổi (đỉnh gia tốc nền của các tham chiếu theo TCVN). Xem phụ lục H, TCVN 9386-2012

agR : Gia tốc nền đất. agR = agR,0.g1

ag: Gia tốc nền thiết kế theo phương nằm ngang. ag = agR1

γ1 : Hệ số tầm quan trọng theo TCVN. Xem phụ lục E, TCVN 9386-2012

g1 : Gia tốc trọng trường( gia tốc tại vi trí ). g= 9.81 m/s2

+ Cấp dẻo của kết cấu: Cấp dẻo cao (DCH), Cấp dẻo trung bình (DCM), Cấp dẻo thấp (DCL)

+ Loại kết cấu: Hệ dễ xoắn , hệ tường, Hệ khung …

kw: Hệ số phản ánh dạng phá hoại của kết cấu. Xem (11)P – 5.2.2.2

+ Tiêu chí về tính phân bố đều đặn theo mặt đứng: Xem mục 4.2.3.3

+ Thông số xác định phổ phản ứng (xem mục 3.2.2.2)

  • S: hệ số nền
  • TB: giới hạn dưới của chu kỳ tính toán
  • TC: giới hạn trên của chu kỳ tính toán
  • TD: giá trị xác định mốc bắt đầu của phần phản ứng dịch chuyển bất định trong phổ phản ứng

Các hệ số S, TB, TC, TD: theo phương ngang ta có thể xem trong bảng 3.2, theo phương đứng xem trong bảng 3.3

q: hệ số ứng xử

  • Với PP theo phương ngang: Xem trong mục 5.2.2.2
  • Với PP theo phương đứng: Xem trong mục (6)-3.2.2.5

β: Hệ số ứng với cận dưới của phổ thiết kế tính theo phương ngang. β = 0,2. Xem trong mục 3.2.2.5

Sd(T): Phổ thiết kế

Phổ thiết kế Sd(T) được xác định bằng các biểu thức sau: Đối với các thành phần nằm ngang của tác động động đất

excel-dong-dat-pho-phan-ung-dao-dong-1

Để có thể xem toàn bộ chi tiết bảng Excel tính động đất các bạn có thể tải ở link sau:

Link download: (Pass giải nén xem trong file tải về)

Sổ tay thiết kế kết cấu

tải về

Câu hỏi thường gặp đến việc sử dụng Excel để tính toán động đất theo phương pháp tĩnh lực ngang tương đương

Phương pháp tĩnh lực ngang tương đương là gì?

Phương pháp tĩnh lực ngang tương đương (Equivalent Static Force Method) là một phương pháp thường được sử dụng trong tính toán động đất để chuyển đổi tác động của động đất thành một tác động tĩnh lực tương đương. Điều này giúp đơn giản hóa tính toán cơ học và thiết kế cho cấu trúc.

Làm thế nào để sử dụng Excel để tính động đất theo phương pháp tĩnh lực ngang tương đương?

Để tính toán động đất bằng phương pháp tĩnh lực ngang tương đương trong Excel, bạn cần xác định hệ số tĩnh lực ngang tương đương và áp dụng nó vào các thành phần của cấu trúc. Bạn cần có thông tin về hệ số tĩnh lực, khối lượng động đất, và các thông số kỹ thuật khác của cấu trúc.

Các công thức tính toán phổ biến liên quan đến phương pháp tĩnh lực ngang tương đương là gì?

Các công thức phổ biến bao gồm:

  • Tính tải trọng tĩnh lực ngang tương đương: F = m * a, trong đó F là tải trọng tĩnh lực ngang tương đương, m là khối lượng động đất và a là gia tốc của động đất.
  • Tính tác động tĩnh lực lên các thành phần cấu trúc: F = C * Q, trong đó F là tác động tĩnh lực tương đương lên thành phần cấu trúc, C là hệ số tĩnh lực và Q là tải trọng tĩnh lực ngang tương đương.

Làm thế nào để tạo một bảng tính Excel cho tính toán động đất theo phương pháp tĩnh lực ngang tương đương?

Bạn có thể tạo một bảng tính Excel với các cột để nhập thông tin như khối lượng động đất, gia tốc động đất, hệ số tĩnh lực, và các thông số khác. Sử dụng các công thức tính toán để tính tải trọng tĩnh lực ngang tương đương và tác động lên các thành phần cấu trúc.

Có những lưu ý gì khi sử dụng Excel cho tính động đất phương pháp tĩnh lực ngang tương đương?

  • Đảm bảo rằng bạn sử dụng đúng các công thức và đơn vị trong tính toán.
  • Kiểm tra lại các thông số và dữ liệu đầu vào để đảm bảo tính toán chính xác.
  • Cân nhắc sử dụng các công cụ hoặc phần mềm chuyên dụng hỗ trợ tính toán động đất cho tính chính xác và hiệu quả hơn.

Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu khác rất bổ ích của Rdone.

Các bài có thể liên quan:

Bảng tính công nghệ cọc nhồi bê tông chính xác mới nhất 2020.

File excel thống kê thép hay, tiện lợi trong xây dựng.

Bảng xác định đọ chặt K.

Bảng tính kiểm tra kết cấu mặt đường theo 3230/QĐ-BGTVT.

Bảng tính độ võng dầm hai đầu ngàm theo TCVN đơn giản nhất.

Bảng tính Sức chịu tải của nền đất theo Terzaghi chuẩn nhất 2020.

Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Rdone. Chúc các bạn thành công trên mọi lĩnh vực!