TÍNH TOÁN DẦM CHỊU XOẮN
Trước khi đi vào file excel tính dầm chịu xoắn ta cần hiểu những kiến thức cơ bản của đầm.1.Sơ lược về sự phát triển nghiên cứu uốn xoắn:Đến 1995 tiêu chuẩn tính xoắn được bổ sung, điều chình và được chấp nhận đến nay. Đó là tính toán tiết diện rỗng hay đặc được dựa trên lý thuyết thanh thành mỏng và cũng được dựa trên mô hình hệ thanh không gian. Lý thuyết này áp dụng cả cho các loại bêtông thường và bê tông dự ứng lực.Sự làm việc của cấu kiện chịu xoắn như sau: Cấu kiện chịu xoắn là cấu kiện có nội lực mômen xoắn Mt xuất hiện và tác dụng trong mặt phẳng vuông góc với trục chạy dọc cấu kiện. Thông thường cùng với Mt còn xuất hiện các lực cắt Q, mômen uốn M. Khi làm việc trên các dạng bêtông có các ứng suất kéo chính σkc và ứng suất nén chính σnc. Khi chỉ có Mt (xoắn thuần túy) các vết nứt thường xuất hiện xiên góc 450 và chạy vòng quanh theo tiết diện đó.Khi có đồng thời M và Q thì các vết nứt xiên sẽ xuất hiện đồng thời theo 3 mặt. Mặt còn lại sẽ chịu nén tạo thành tiết diện vênh trong không gian. Sự phá hoại này xảy ra theo tiết diện vênh, ngoài ra cấu kiện còn có thể bị phá hủy khi ứng suất nén chính σnc vượt qua ngưỡng chịu nén của bêtông.
Các dạng chịu xoắn:
Sự làm việc chịu xoắn người ta chia ra hai trường hợp theo khảo sát:Một là loại xoắn cân bằng (equilibrium torsion) và loại kia là xoắn tương hỗ (compatibility torsion).
- Xoắn cân bằng khi mômen xoắn đóng vai trò cân bằng của kết cấu như các dạng mái công xôn hay các dầm ngang chịu mômen xoắn cân bằng. Khi khả năng chống xoắn không đủ thì kết cấu trở nên mất ổn định và dễ dàng bị sụp đổ. Trong khi đó mômen xoắn Mt không phụ thuộc vào độ cứng chống xoắn Bt = GJt.
G là mô đun dàn hồi chống cắt của vật liệu bêtông.
Jt là mômen quán tính chống xoắn của tiết diện chịu xoắn.
Trường hợp này thường xuất hiện ở các loại cấu kiện tĩnh định hay Mt được truyền đến từ phần tĩnh định của kết cấu.
- Xoắn tương hỗ xuất hiện khi có sự phân phối lại momen xoắn cho phần tử liền kề tương tự như các dầm phụ trong sàn nhà.Trong khi các dầm biên biến dạng gây ra các góc xoay tạo nên xoắn tương hỗ trong hệ liền khối. Dạng xoắn này thường xuất hiện ở các cấu kiện siêu tĩnh khi Mt phụ thuộc vào độ cứng chống xoắn Bt.
Như vậy các bạn đã hiểu phần nào về cấu kiện chịu xoắn.
File excel tính dầm chịu xoắn
Sau khi điền các thông số cho bảng tính :Ta sẽ được các thông số tính toán cấu kiện. Chúc các bạn thành công!
Để có thể sử dụng bảng tính các bạn có thể tải ở link sau (Mật khẩu giải nén (nếu có) tìm trong file tải về các bạn nhé). Xem thêm các mẫu thiết kế kiến trúc nhà đẹpLink download:
HƯỚNG DẪN CHI TIẾT TÍNH DẦM CHỊU MÔ MEM XOẮN THEO TCVN 5574-2018
Câu hỏi thường gặp về việc sử dụng file Excel để tính toán dầm chịu xoắn
Tại sao cần phải tính toán dầm chịu xoắn?
Tính toán dầm chịu xoắn là quá trình xác định khả năng của dầm chịu tải trọng và chịu tác động của lực xoắn. Điều này quan trọng trong thiết kế kết cấu để đảm bảo dầm có thể chịu tải trọng và tác động môi trường một cách an toàn và hiệu quả.
Làm thế nào để tính toán dầm chịu xoắn trong Excel?
Để tính toán dầm chịu xoắn trong Excel, bạn cần sử dụng các phương trình và công thức liên quan đến lực xoắn, mômen quán tính, đặc điểm hình học của dầm, và các thông số vật liệu. Bạn có thể tạo các ô tính toán dựa trên các công thức và nhập các giá trị cần thiết để tính toán.
Các thông số cần thiết để tính toán dầm chịu xoắn là gì?
Để tính toán dầm chịu xoắn, bạn cần các thông số như:
- Kích thước của dầm: Chiều dài, độ cao, độ rộng.
- Tải trọng: Lực tĩnh, lực động, tải tường, v.v.
- Đặc điểm hình học: Khối lượng, hình dáng của dầm.
- Thông số vật liệu: Độ bền, độ dẻo, độ cứng của vật liệu dầm.
Làm thế nào để sử dụng Excel để giải quyết các phương trình tính toán dầm chịu xoắn?
Để giải quyết các phương trình tính toán dầm chịu xoắn trong Excel, bạn có thể:
- Sử dụng các hàm tích hợp như SUM, IF, và các hàm toán học để thực hiện phép tính.
- Sử dụng ô tính toán để nhập các biểu thức và công thức phức tạp.
- Tạo các bảng tính riêng biệt để tính toán các biến thể và thử nghiệm khác nhau.
Có những tài liệu tham khảo nào để học về việc tính toán dầm chịu xoắn trong Excel?
Có nhiều tài liệu tham khảo về việc tính toán dầm chịu xoắn và sử dụng Excel, bao gồm:
- Sách và tài liệu về thiết kế kết cấu và tính toán kết cấu.
- Tài liệu hướng dẫn về sử dụng Excel trong tính toán kết cấu.
- Tài liệu và tài liệu tham khảo chuyên về lý thuyết chịu tải và xoắn của dầm.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu khác rất bổ ích của Rdone. Các bài có thể liên quan:
Bảng tính công nghệ cọc nhồi bê tông chính xác mới nhất 2020.
File excel thống kê thép hay, tiện lợi trong xây dựng.
Excel tính giá trị động đất theo TCXDVN 198-1997 chuẩn nhất.
Nhận dạng các loại nền đất bằng Excel đơn giản hay nhất.
Bảng tính kiểm tra kết cấu mặt đường theo 3230/QĐ-BGTVT.
Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Rdone. Chúc các bạn thành công trên mọi lĩnh vực!