Các bạn có thể tìm thấy rất nhiều tài liệu về phòng cháy chữa cháy trên mạng với thời đại công nghệ thông tin hiện nay. Nhưng tìm được tài liệu đầy đủ, chi tiết và siêu hot nữa thì chỉ có ở Rdone thôi nhé! Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc file excel tính toán pccc theo TCVN 6160-1996. Mời các bạn tham khảo!
TCVN 6160-1996 về phòng cháy chữa cháy nhà cao tầng
1. Phạm vi áp dụng.
Tiêu chuẩn này quy định những yêu cầu cơ bản về phòng cháy chữa cháy (PCCC) khi thiết kế xây dựng mới, cải tạo, mở rộng đối với các nhà, công trình dân dụng cao tầng.
Tiêu chẩn này không áp dụng cho các nhà, công trình cao trên 100m và các nhà hát, nhà thể thao, hội trường.
2. Tiêu chuẩn trích dẫn
TCVN 2622:1995 Phòng cháy chữa cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế.
TCVN 5738:1993 Hệ thống báo cháy - Yêu cầu kĩ thuật.
TCVN 5760:1993 Hệ thống chữa cháy - Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
TCVN 5717:1993 Van chống sét.
TCVN 4756:1989 Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện.
3. Thuật ngữ
Các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
3.1. Nhà cao tầng là nhà và các công trình công cộng có chiều cao từ 25m đến 100m (tương đương từ 10 tầng đến 30 tầng).
3.2. Chiều cao nhà cao tầng là độ cao được tính từ mặt vỉa hè đến mép dưới máng nước. Tum, bể nước, buồng máy của thang máy, máy móc, thiểt bị hút khói bên trên mái không tính vào chiều cao hay số tầng của nhà cao tầng.
Tầng hầm, tầng nửa ngầm mà mặt trần của nó cao hơn mặt vỉa hè phía ngoài không quá 15 m thì không tính vào số tầng của nhà cao tầng đó.
4. Quy định chung.
4.1. Thiết kế PCCC cho công trình dân dụng cao tầng phải tuân theo các quy định của tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn an toàn PCCC khác có liên quan. 4.2 Khi thiết kế PCCC cho nhà cao tầng để xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, phải dựa vào quy hoạch của toàn khu, hay cụm và đồng thời kết hợp chặt chẽ với giải pháp thiết kế PCCC của công trình bên cạnh (tổ chức đường giao thông, hệ thống đường ống cấp nước chữa cháy, thông tin báo cháy...).
4.2. Thiết kế nhà cao tầng phải được thoả thuận về thiết kế và thiết bị PCCC với cơ quan có thẩm quyền.
Nội dung tài liệu lắp đặt phòng cháy chữa cháy theo TCVN 6160-1996
Tài liệu được viết chi tiết và mô tả nội dung kèm hính ảnh thực tế mà công nhân thao tác nên rất dễ sử dụng và đọc hiểu. Tài liệu có 31 trang và gồm 8 mục:
Mục 1: Lắp đặt giá đỡ ống
Mục 2: Lắp đặt ống và phụ kiện
Mục 3: Lắp đặt bình chữa cháy
Mục 4: Lắp đặt trụ chữa cháy
Mục 5: Lắp đặt đầu phun chữa cháy
Mục 6: Lắp đặt tủ chữa cháy
Mục 7: Lắp đặt hệ thống khí chữa cháy
Mục 8: Quy trình thử áp lực
Download tài liệu
Để tìm hiểu chi tiết tài liệu hướng dẫn lắp đặt phòng cháy chữa cháy theo TCVN các bạn truy cập tại đây nhé !
HƯỚNG DẪN TÍNH TOÁN HỆ THỐNG SPRINKLER THEO TCVN 7336:2021 CỰC ĐƠN GIẢN
Những câu hỏi thường gặp khi tính toán hệ thống PCCC
Hệ thống PCCC là gì và tại sao cần phải tính toán nó?
Hệ thống PCCC là hệ thống phòng cháy chữa cháy, bao gồm các thiết bị và công nghệ nhằm dập tắt hoặc kiểm soát ngọn lửa trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.
Tính toán hệ thống PCCC là cần thiết để đảm bảo rằng hệ thống này có khả năng hoạt động hiệu quả, đảm bảo tính an toàn cho người và tài sản.
Làm thế nào để xác định loại hệ thống PCCC phù hợp với tòa nhà?
Loại hệ thống PCCC sẽ phụ thuộc vào loại và mục đích sử dụng của tòa nhà, kích thước và cấu trúc của nó.
Các yếu tố như loại chất cháy, mật độ dân số, chiều cao tòa nhà và quy định pháp lý cũng ảnh hưởng đến quyết định về loại hệ thống PCCC.
Làm thế nào để tính toán công suất cần thiết cho hệ thống bơm nước trong hệ thống PCCC?
Để tính toán công suất cần thiết cho hệ thống bơm nước trong hệ thống PCCC, bạn cần xác định tổng lưu lượng nước cần cung cấp cho việc dập cháy và áp suất cần thiết để đảm bảo nước có thể đạt đến mọi điểm trong tòa nhà.
Làm thế nào để tính toán lưu lượng nước cần thiết cho hệ thống PCCC?
Để tính toán lưu lượng nước cần thiết cho hệ thống PCCC, bạn cần xác định lưu lượng nước tối thiểu cần để dập tắt cháy tại các khu vực cụ thể của tòa nhà.
Điều này dựa trên loại chất cháy, kích thước của khu vực và cách sắp xếp nội thất.
Làm thế nào để tính toán dung tích bể chứa nước cho hệ thống PCCC?
Để tính toán dung tích bể chứa nước cho hệ thống PCCC, bạn cần tính toán tổng dung tích nước cần dự trữ cho việc dập cháy và duy trì hệ thống trong thời gian cần thiết.
Điều này phụ thuộc vào lưu lượng nước, thời gian hoạt động và loại hệ thống PCCC.
Làm thế nào để tính toán hệ thống ống nước, đường ống và phụ kiện cho hệ thống PCCC?
Để tính toán hệ thống ống nước, đường ống và phụ kiện cho hệ thống PCCC, bạn cần xác định đường dẫn dẫn nước từ nguồn cung cấp đến các điểm cần thiết trong tòa nhà.
Tính toán này bao gồm đường kính, độ dày ống, và các kết nối phụ kiện như van, bộ lọc và bơm nước.
Khi tính toán hệ thống PCCC, bạn cần hiểu rõ về yêu cầu thiết kế, tiêu chuẩn và quy định liên quan đến phòng cháy chữa cháy để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của hệ thống.
Xin cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết của mình. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết tiếp theo!
Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác về xây dựng tại Rdone
- An toàn cháy cho nhà và công trình QCVN 06-2010/BXD.
- Sổ tay xử lý sự cố công trình xây dựng trọn bộ 3 cuốn (File FDF).
- Sổ tay thi công phần kết cấu Coteccons chuẩn nhất.
- Thiết kế thi công chống thấm – Tài liệu hướng dẫn chi tiết.
- Phương pháp thi công cách âm theo hiện trạng mặt bằng.
Cảm ơn các bạn đã đồng hành cùng Rdone. Chúc các bạn thành công!